Recommend Print

17 MÓN ĐẶC SẢN SAPA ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI KHÁM PHÁ

GIỚI THIỆU ẨM THỰC ĐẶC SẮC NHÂT SAPA

Chúng tôi lựa chọn 17 món xin giới thiệu đến Qúy khách hàng gồm nhiều món đặc sản mà Khi du lịch đến Sapa thì mọi người hãy khám phá và trải nghiệm nhé

 

1. Món Cơm Lam

Cơm lam thường được làm từ nếp nương dẻo thơm vô cùng. Lớp vỏ cháy đen khi lam đã được gia chủ tước bỏ hết sẽ lộ ra lớp áo trong trắng sạch nhìn rất bắt mắt. Bạn cũng đừng lo cơm lam Sapa không được tươi mới. Đã mất công tới Sapa, thể nào du khách cũng thưởng thức vài ống cơm lam cho lạ miệng. Không có của ế ẩm đâu mà sợ. Với lại, cơm lam quý chỗ có thể để cả tuần, bóc ra vẫn nục nạc như khoanh giò, thơm ngon như vừa chín tới.

Để nấu cơm lam, người Sa Pa chặt một đoạn ống nứa hoặc ống trúc (gọi là “vầu”), thông mắc, rửa sạch. Ống nứa hoặc ống trúc phải là loại không già, không non, loại vừa qua tuổi măng. Cắt ống trúc một khúc dài hơn gang tay, cho nếp nương - nếp trồng trên ruộng bậc thang - đã vo vào. Nhưng nếu muốn có ống cơm lam ngon, phải ngâm nếp trong nước khoảng hai tiếng đồng hồ. Cho vào ống ba phần nếp, một chút muối và hai phần nước lạnh. Đậy kín miệng ống bằng cuộn lá chuối hơ se, đặt lên bếp lửa.

Nướng cơm lam không đơn giản, phải canh lửa thật đều và liên tục trở ống, sao cho cơm trong ống “chín rền” mới đạt yêu cầu. Khi ăn, cắt ống cơm lam từng khúc nhỏ. Làm như vậy để vừa dễ lột bỏ vỏ trúc vừa giữ được cái màng lụa mỏng màu trắng ngà bên trong ống trúc bám dính vào khúc cơm. Cơm lam chấm muối vừng (muối mè) đã ngon vì vị bùi thơm của nếp hòa vị bùi thơm muối mè sẽ quyến luyến mọi du khách.

 

cơm lam sapa

 

 

2. Xôi 7 màu Sapa

Là món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân nơi đây và dịp lễ tết. Nếu đến Sapa, bạn nhớ đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức hương vị đặc biệt này nhé!

Không phải ngẫu nhiên món xôi này lại được người dân nơi đây đặc biệt yêu thích như vậy. Không chỉ thơm ngon, đẹp mắt mà đằng sau món ăn này còn là một câu chuyện thú vị và ẩn chứa ý nghĩa tâm linh cao cả.

Theo truyền thuyết của người dân nơi đây, xưa kia có một thế lực thù địch đến xâm chiếm vùng đất của người Nùng Dín. Người dân nơi đây đã cùng nhau đứng lên đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm. Cuộc chiến diễn ra đầy khó khăn từ tháng 1 đến tháng 7, tuy bảo vệ được vùng đất nhưng không ít người Nùng Dín hi sinh trong trận chiến này. Kể từ đó, để tưởng nhớ đến những người đã anh dũng hi sinh, người dân nơi đây lại tổ chức lễ hội. Xôi bảy màu cũng từ đó mà ra đời. Bảy màu tượng trưng cho bảy tháng kháng chiến anh dũng của người dân nơi đây.

Mỗi màu xôi lại mang một ý nghĩa khác nhau: màu xanh lá tượng trưng cho mùa xuân, màu đỏ thẫm tượng trưng cho máu của những người đã hi sinh, màu vàng là màu của sự li tán, màu đỏ tươi là màu của sự chiến thắng...

Công thức chế biến không phức tạp nhưng để làm được một món ngon đúng chuẩn thì không đơn giản chút nào. Để làm được món ăn này, người phụ nữ dân tộc Nùng Dín đã phải bỏ ra nhiều công sức, vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận để xôi vừa dẻo, vừa ngon, vừa lên đúng màu.

Gạo làm xôi phải là loại gạo ngon được tuyển chọn kĩ lưỡng, hạt to dài, tròn mẩy được ngâm trong nước khoảng 12 tiếng rồi với ra ngâm cùng nước màu làm từ lá hoặc củ tự nhiên trong vòng 3 giờ nữa. Xôi có màu nhưng đều được làm từ những loại lá, củ, quả trong thiên nhiên nên giúp xôi có hương vị vừa đặc biệt, vừa thơm ngon lại an toàn cho sức khỏe. Một số loại lá, củ quả được lấy màu trong món xôi này như: lá của cây hoa vàng, lá xôi đũa, lá xôi hoa, tro bếp... Để có màu xôi đẹp mắt và đúng chuẩn, tỉ lệ nước ngâm, thời gian ngâm cần đặc biệt chú ý. Đây có thể nói là một trong những công đoạn khó nhất khi chế biến món xôi bảy màu Sapa này.

Khi gạo được ngâm đủ nước, đủ độ màu sẽ được cho riêng vào từng nồi hấp từ 1,5 đến 2 giờ và vừa chín tới. Đặc biệt, để màu xôi được đẹp nhất, bạn tuyệt đối không được cho muối vào nhé!

Sự kết hợp của các hương vị thiên nhiên đã giúp món ăn mang hương thơm nhẹ nhẹ, múi lá thơm dịu vô cùng quyến rũ, mang hương vị riêng của rừng núi Tây Bắc. Xôi bảy màu thường được ăn kèm với thịt nướng hoặc muối vừng ngon tuyệt.

Nếu đến Sapa, bạn nhớ thưởng thức một lần hương vị của món xôi bảy màu ngon tuyệt này nhé!

 

xôi 7 màu sapa

 

 

3. Đào Rọ Sapa

Đào rọ đặc sản Sapa chín vàng được những người Mông, Dao bày bán ngập ven đường mà thoạt nhìn cứ ngỡ đó là những giỏ đựng gà vịt của người miền xuôi.

Đào là giống cây hợp với thời tiết và thổ nhưỡng Sa Pa, những ngày xuân khi có dịp lên Sa Pa, chúng ta có thể thấy hai ven đường rực rỡ sắc hoa đào, thi nhau đua nở. Đến khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, những cây đào lại “trả công” cho chủ nhân bằng rất nhiều quả ngọt.

Ở Sa Pa, cây đào có nhiều giống khác nhau như: Đào Hmông, đào Vàng, đào Pháp, đào Vân Nam nhưng tất cả chúng được người dân và du khách quen gọi bằng cái tên rất Sapa “đào rọ” hay “đào núi”. Vào mùa, những trái đào lúc lỉu chín cũng là lúc Sapa đón chào nhiều nhất những du khách thập phương đến chiêm ngưỡng và thưởng thức.

“Đào rọ ” ở đây có đặc điểm là trái chỉ nhỏ như chén uống nước chè, có mùi vị thơm giòn hơi chua và ngoài vỏ có lớp lông tơ mềm như nhung. Bên cạnh đó, đào Sapa được chia thành hai loại là “hột rời” và “hột dính”, phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt. Cầm trái đào Sapa mới hái, ít người có thể cầm lòng không thử ngay. Vị chua thanh, chát chát, ngòn ngọt và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu sẽ khiến cảm giác như đất trời Sapa hòa quyện trong từng trái đào

 

đào rọ sapa

 

4. Nấm hương còn có tên khác là: Nấm đông cô

Sapa không chỉ là vùng đất nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên mà còn là nơi lưu giữ được nét văn hóa ẩm thực tinh tế và độc đáo. Vùng đất này được thiên nhiên ban tặng cho vô số các đặc sản của núi rừng vô cùng thơm ngon, trong đó không thể không kể đến nấm hương Sapa

Nấm hương rừng Sapa về hình thức cũng giống như các loại nấm hương khác nhưng về hương vị thì những ai đã thưởng thức một lần chắc sẽ không thể quên được mùi vị đặc biệt này.

Nấm hương thường được sử dụng chế biến nhiều món ăn nhưng ít người biết đến tác dụng trị liệu của nó. Trong Đông dược, nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, có vị tươi thơm nên được tôn là “Dược diệu” chống suy lão và giúp trường thọ.

Nhiều nghiên cứu đã xác nhận trong nấm hương chứa một hàm lượng chất khoáng rất phong phú như kali chiếm tới 64% của toàn bộ chất khoáng. Ngoài ra còn chứa các loại vitamin B2, D, PP, có protein, chất xơ, lipid, polisacarit có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm hương là loại rất giàu dược tính. cánh nấm mỏng, xơ, mùi rất thơm, phơi khô tự nhiên, không chất bảo quả

Nấm hương có nhiều tác dụng, trong đó có 10 tác dụng chính là: Làm hạ huyết áp,  ngăn ngừa hình thành cục máu làm nghẽn tắc mạch,  giảm cholesterol, giảm béo, chữa viêm khớp, giảm albumin niệu, làm tăng interferon trong cơ thể, phòng ngừa suy lão, phòng trị chứng ung thư, chữa chứng tàn nhang. Nấm hương có hàm lượng chất xơ cao, giúp ức chế sự lên men và tổng hợp glucose của nhân tế bào, từ đó sẽ giúp hấp thu glucose và ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Cũng như khổ qua, nấm hương có công năng đặc biệt ở chỗ kiện tì, ích khí, bổ não, tủy nên sẽ giúp cơ thể tăng cường chuyển hóa, hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường.

Nấm hương còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa… Vì vậy, nó được xem là thực phẩm cần cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng. Nấm hương là thực phẩm rất giàu chất xơ. Hàm lượng chất xơ cao này ức chế sự lên men và tổng hợp glucose của nhân tế bào, từ đó có vai trò nòng cốt trong việc hấp thu glucose, ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.  Nấm hương (đông cô): giúp giảm mức quan bình của cholesterol; triglyceride và LDL thấy rõ và là thực phẩm giúp giảm cân rất tốt.

 

nấm hương sapa

 

5. Rau thơm Sapa

Đến với Sa Pa, bạn sẽ thấy các loại rau thơm ở đây mang hương vị rất riêng, có loại rau chua, ngọt và cay như: rau húng tía, rau dấp cá, rau tía tô xanh hoặc tím nồng, rau răm cay, rau mùi, kinh giới, rau mì chính, rau bạc hà... đậm đà làm mát chân răng, đó còn là những món thuốc.

 

rau thơm sapa

  

6. Bánh ngô “Páu pó cừ”

Loại bánh này thường được làm khoảng tháng 4 – 5 âm lịch, nguyên liệu là ngô non – khi hạt ngô vẫn còn sữa. ngô được băm nhỏ rồi xay thành bột, cho lên chảo lót lá chuối đê xôi. Khi đã chín, bánh rất ngọt và dẻo thơm mùi ngô non, người ta phân nhỏ gói trong lá chuối để ăn dần. Khi ăn dùng tay bốc, đồng bào hay dùng bánh ngô ăn chơi hoặc mang đi nương. Bánh ngô chỉ để được 2 ngày. nếu muốn để lâu cả tuần thì phải lấy lá chuối buộc kín ngâm vào thùng nước, khi ăn thì xôi lại cho nóng.

 

bánh ngô sapa

  

7. Bánh dày Páu Plâu

Sapa không chỉ nổi tiếng bởi khí hậu mát mẻ quanh năm mà ẩm thực nơi đây cũng thu hút du khách bởi rất nhiều món độc đáo của núi rừng Tây Bắc. Một trong số đó phải kể đến sức hấp dẫn của món bánh dày Páu Plâu

Bánh dầy làm từ gạo nếp. Gạo nếp được ngâm với nước lã khoảng 2 giờ đồng hồ rồi đổ ra giá để róc hết nước rồi cho vào chõ xôi. Xôi chín, cho vào cối giã. Khi giã, thỉnh thoảng lại bôi mỡ vào chầy cho khỏi dính. Khi xôi đã nát nhừ, nặn thành từng viên và có thể ăn ngay.

Bánh dầy có thể để được 1 tuần. Nếu muốn để được lâu hơn (2-3 tháng) thì làm cho bánh dẹt ra và lấy bột nếp khô rắc ra ngoài làm áo cho bánh. Khi nào dùng bánh có thể xôi lại hoặc cho vào rán, bánh lại dẻo và thơm như lúc mới làm.

Bánh dầy có thể chấm đường ăn ngay hoặc rán mỡ. Bánh có vị thơm đặc trưng của gạo nếp và rất dẻo.

 

bánh dầy sapa

 

8. Thắng cố “Cô thăng”

Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên

 

món thắng cố sapa

 

9. Măng chua “chua cau”

Măng vầu mới nhú được 25 - 30cm, mang về bóc và rửa sạch rồi thái thành từng lát nhỏ, không cho dính vào nước. Ủ măng vào chum, dùng túi bóng che kín miệng chum. Sau 20 - 30 ngày, măng sẽ chua. Lấy măng chua nấu với cá hay các loại thịt đều được. Khi nấu, măng ăn có vị chua mát, ngon, kích thích cảm giác ăn được nhiều. Măng để kín trong chum có thể bảo quản được đến một năm.

 

măng chua sapa

 

10. Nhái nấu rau “ua gai ờ ráu áu”

Người Mông thường bắt những con nhái ở suối đem về chế biến thức ăn. Họ cho rằng, nhái sống ở suối rất sạch. Sau khi rửa sạch nhái, cho muối vào xóc qua, rửa lại bằng nước lã rồi cho lên bếp luộc. Khi nhái gần chín, cho rau rừng vào, thêm một chút muối, ớt và các gia vị khác. Canh nhái ăn mát, bổ.

 

ẩm thực sapa nhái  chiên dòn

 

11. Đậu xị “Tẩu lư”

Hạt đậu tương xay cùng nước, lọc qua một lớp vải để bỏ bã. Người Mông cho nước đã được lọc vào chảo đun sôi rồi đổ nước chua cho đậu kết tủa. Sau đó ép đậu như công đoạn làm đậu bình thường. Sau đó thái từng miếng bằng bao diêm để vào mẹt để trong mát khoảng 1 tuần cho lên men và mốc đều. Hàng ngày đem ra phơi khô rồi thả vào muối ớt để ăn hoặc cho vào đun. Khi ăn ta thấy có vị đắng, chát, thơm. Đậu xị có thể để được hàng năm. Đó là món ăn kích thích tốt cho sự tiêu hoá.

 

đặc sản Đậu xị sapa

 

12. Thit xông khói Sapa

Thịt xông khói thường được làm vào mùa đông, khi thời tiết giá lạnh, bếp lửa luôn rực đỏ than hồng, người dân thường mổ lợn, mổ trâu, một phần ăn luôn, phần còn lại làm thịt xông khói ăn dần. Nguyên liệu để làm thịt xông khói phải là phần thịt nạc vai, nạc lưng được nọc sạch mỡ và gân, sau đó cắt thành các miếng vuông dày 2-3 cm, ướp lá mắc khén giã nhỏ, muối hột, ớt và hạt chuối rừng giã nhuyễn. Cuối cùng là treo lên gác bếp củi, hơi nóng và khói bếp không chỉ bảo quản thịt khỏi vị ôi thiu mà còn mang mùi vị rất riêng vào từng thớ thịt.

Thịt xông khói có thể chế biến thành nhiều món ăn như xào với cải mèo, cuộn nấm, cuộn phô mai, cuốn đậu hũ, nấm nhồi thịt xông khói,... Trong đó món ăn ngon nhất, dễ làm và mang đậm hương vị của núi rừng là món thịt xông khói xào cải mèo. Vị đắng của cải mèo, kết hợp với vị béo ngậy và mùi vị đặc trưng của khói trong từng thớ thịt tạo nên món ăn rất lạ miệng, nhâm nhi cùng ly rượu san lùng, rượu ngô (cũng là những đặc sản của núi rừng Tây Bắc) thì ngon hết ý.

Có thể nói, thịt xông khói là món ăn rất độc đáo, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, thể hiện được sự tinh tế, sáng tạo của đồng bào các dân tộc thiểu số, biết tận dụng sức nóng của bếp lửa ngày đêm rực đỏ than hồng, cùng cái giá lạnh của vùng cao để tạo nên một món ăn vừa ngon, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.  

thịt xông khói sapa

 

13. Gà đen Sapa

Gà đen hay còn gọi là gà ác có thân hình rất nhỏ, mỗi con chỉ tầm 1,2kg và y như tên gọi nó mang một màu da đen xì. Gà đen ở Sapa Lào Cai không chỉ được biết đến là một món ăn khoái khẩu mà còn được biết đến với nhiều công dụng trong lĩnh vực y học.

hịt gà đen có thể chế biến ra nhiều món ngon như: rán, xào, hấp, luộc song món đỉnh nhất là gà đen nướng mật ong. Loại mật ong để nướng gà đen không phải là mật ong nuôi nhà ăn đường mà là mật ong rừng được chính bà con dân tộc bắt đem về, mật ong rừng ngọt dịu và thơm mùi thơm rừng núi rất đặc biệt.

Thịt gà đen có thể chế biến ra nhiều món ngon như: rán, xào, hấp, luộc song món đỉnh nhất là gà đen nướng mật ong. Loại mật ong để nướng gà đen không phải là mật ong nuôi nhà ăn đường mà là mật ong rừng được chính bà con dân tộc bắt đem về, mật ong rừng ngọt dịu và thơm mùi thơm rừng núi rất đặc biệt.

 

đặc sản gà đen sapa

 

14. Cá hồi Sapa

Ở độ cao hơn 1.800m so với mực nước biển, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã nuôi thành công cá hồi tại Thác Sapa. Du khách trong và ngoài nước không chỉ được thưởng thức các món ăn chế biến từ cá hồi mà còn được xem người dân bản địa nuôi cá hồi rất độc đáo.

Với khí hậu quanh năm mát mẻ và một mùa đông lạnh thậm chí có cả tuyết bao phủ, cá hồi Sapa có thịt chắc, thớ săn, không có mỡ rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau. Nổi bật nhất là các món như lẩu cá hồi, gỏi cá hồi, cá hồi nướng...

Trong cái lạnh của Sapa, bên chén rượu táo mèo mà được thưởng thức nồi lẩu cá hồi bốc hơi nghi ngút và những loại rau rừng còn đọng sương mai chắc hẳn thực khác sẽ có được ấn tượng khó quên. Hay đơn giản và dân dã hơn nhưng không kém phần tao nhã đó là theo chân đồng bào vào tận những khe suối sâu trong hẻm bắt cá sống rồi đem lên bờ nướng và thưởng thức đó sẽ là chuyến đi đáng nhớ với bất kỳ ai. Nếu có dịp thăm thú Sapa bạn hãy thử nhé, chắc chắn bạn sẽ khám phá thấy nhiều cái thú ẩm thực mới lạ không dễ gì tìm thấy giữa vô vàn món ăn nơi phố thị phồn hoa. 

cá hồi sapa

 

15. “Tiết Canh Gà” Sapa của người Mông

Từ Bắc vô Nam món lòng lợn, tiết canh không còn lạ lẫm gì đối với người dân, nhưng trong tiềm thức của họ thì chỉ có món tiết canh lợn, tết canh vịt, tiết canh ngan,tiết canh dê…….

Chứ không hề có suy nghĩ là ăn tiết gà, nhưng đấy là chỉ trong suy nghĩ mà thôi, còn với người đồng bào thì sao, nếu bạn có dip đến với các tình miền núi phía bắc sẽ được thưởng thức món tiết canh gà, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Đối với người Mông và người Dao tiết canh là một cái gì đấy may mắn, chỉ có khách quý đến nhà mới được thưởng thức món ăn này. Thoạt đầu nghe có vẻ lạ lẫm và có cảm giác ghê ghê, nhưng món tiết canh gà lại rất thơm ngon đến độ tuyệt vời, với người Mông thì có 2 cách ăn như dưới đây. Nếu bạn có dịp đến thăm nhà dân vào dịp lễ hoặc đã có sự thông báo trước, chủ nhà sẽ mổ gà đánh tiết canh đãi khách.

Cách ăn thứ 1: Tiết canh gà theo Nghĩa của người Mông là “Trắng Cay – Ntshaav qab”  khi cắt tiết cứ để đông và cứ thế xoắn ra ăn. Tiết canh kiểu này có vị tươi ngọt nhưng mà tanh.

Cách ăn thứ 2: Khi cắt tiết gà, hãm cho khỏi đông, lấy cổ, bầu cánh hoặc tim gan, lòng mề luộc băm nhỏ với rau húng vịt rồi đánh với tiết canh gà, rắc thêm trên mặt bát một ít lá húng lùi, ăn tiết canh kiểu này rất mát, ngọt, thơm của mùi lá húng lừu, đặc biệt không có vị tanh.

 

ẩm thực sapa món tiết canh gà

 

16. Lơn cặp nách

Lợn “cắp nách” là giống riêng của người dân vùng cao, việc nuôi khá đơn giản. Thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc, những con lợn phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng… thỉnh thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn. Sớm phải thích nghi với môi trường sống, nên những con lợn “cắp nách” có sức đề kháng rất tốt, sống khoẻ mạnh như những con thú hoang.

Mỗi con lợn cắp nách thường được nuôi thả khoảng trên dưới một năm, nơi nào có điều kiện sống tốt thì lợn nhanh lớn, nhưng cũng chỉ trên dưới 20kg, còn không thì chỉ được khoảng 10kg. Giờ đây, những phiên chợ vùng cao như: Mường Hum, Sín Chéng, Bắc Hà, Sapa… có rất nhiều lợn cắp nách được bà con mang ra bán. Những nhà hàng hay người dân ở thành phố Lào Cai và một số tỉnh lân cận thường đến mua. Lợn cắp nách là một món ăn không thể thiếu của người đi du lịch SaPa.

Lợn cắp nách được đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn đa dạng và hấp dẫn như nướng, xào, hấp… Để có được món lợn cắp nách hoàn hảo không thể thiếu lá nhội và hạt dổi hoặc hạt xẻn. Những thứ gia vị độc đáo này được trộn lẫn cùng muối, ớt xanh tạo nên một thức chấm độc nhất vô nhị, những miếng thịt ba chỉ hấp hay những khúc lòng mà thiếu đi gia vị này coi như mất đi một phần hương vị. Những ai đã một lần được thưởng thức món lợn “cắp nách” chắc chắn sẽ nhớ mãi.

 

ẩm thực lợn cặp nách sapa

 

17. Cá suối nướng Sapa

Đặc sản cá suối nướng ở Sapa được du khách tới đây rất yêu thích, bởi đây là một món ăn dân dã nhưng rất hấp dẫn. Cá suối Sapa có hương vị rất đặc trưng không giống những vùng miền khác. Cá suối nướng là món ăn đặc trưng của mảnh đất nằm ở độ cao gần 2000m, trập trùng đồi núi với những dòng suối len lỏi khắp bản làng, uốn mình qua từng vách đá. Cá suối Sapa không lớn như những loại cá sống trong ao hồ nhưng có đặc điểm thịt chắc, mềm xương, thơm ngon và đặc biệt là không tanh.

Dòng suối ở mảnh đất Sapa không hiền hòa, lúc nào cũng ào ào đổ như muốn cuốn đi mọi thứ, Loài cá sống trong lòng suối phải thích nghi với môi trường, có lẽ vì lý do đó mà thịt cá suối nơi đây đều thơm ngon và không tanh. Những khe suối ở Sapa có rất nhiều loại cá như cá bống, cá hoa… hầu hết đều không lớn lắm cỡ bằng 2-3 ngón tay, thường ngụy trang thành màu xanh, cùng màu với rong rêu trong kẽ đá để cá ngụy trang.

Thông thường, cá suối nhiều xương nên chủ yếu được nướng hoặc chiên giòn để ăn cả xương lẫn thịt chứ không nấu riêu hay kho, hấp như các loại cá khác. Những con cá chiên trong chảo mỡ, ngả sắc vàng ươm, tỏa hương thơm béo ngậy. Đầu cá bùi, giòn tan, lớp thịt thơm và ngọt, có thể nhai luôn cả phần xương cá giòn tan. Hoặc cá được kẹp tre nướng trên than hồng tỏa hương thơm ngây ngất. Mùi hương thơm lừng lan tỏa khi cá nướng bắt đầu chín thơm và khi ăn du khách sẽ cảm nhận được cái hương cái vị ngọt ngào, nồng nàn, và ngon tuyệt vời của một món ăn mang đậm hương vị của núi rừng, của thiên nhiên mà chắc chắn ai đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi. Nước chấm là thứ không thể thiếu được để món cá nướng được tròn vị. Chấm các với nước mắm được pha tiêu ớt kèm theo một số gia vị từ cây gia vị được người địa phương trồng tại vườn, thì thật là tuyệt vời.

Nướng cá cũng cần có kỹ thuật, không được vội vàng mà dí sát xuống than làm cháy lớp ngoài mà lớp trong chưa kịp chín, phải đều đặn hơ cho cá chín đều bởi cá suối nhỏ nên dễ bị cháy nếu không chú ý. Khi gỡ cá khỏi kẹp tre cũng cần nhẹ nhàng chính làm nát con cá. Cá được hơ nướng trên than hồng chuyển dần từ màu trắng sang vàng, mùi thơm lựng. Thưởng thức món cá nướng cùng xôi và vài chén rượu ngô, rượu táo mèo mới thấy được nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của con người Sapa.

 

ấm thực cá suối nướng sapa

 

 

Tháng 9/2017
Nguồn cập nhật tổng hợp Internet:
Biên soạn: Seo & Marketing Nha Trang Holiday

Categories Sapa

Tour hàng ngày

1.150.000 VND
Bay 1 mình hoặc có HLV
690.000VND
ghép đoàn
500.000VND
ghép đoàn
400.000 VND
ghép đoàn

Tour nổi bật

TOUR LẶN BIỂN NHA TRANG
650.000VND
ghép đoàn
TOUR ROBINSON BẰNG TÀU GỖ
230.000VND
ghép đoàn

Online support

Tư vấn Du lịch tour - Hotel
................................................
Facebook:
................................................
Thông tin làm việc Công ty:
7h30 – 11h30 & 14h00 – 17h30
................................................
HOTLINE
02583 521 000
0905 199 831 - 0903 564 090
................................................
Hãy gửi mail cho chúng tôi